Ngay cả các bậc cha mẹ chúng ta khi còn nhỏ cũng mắc phải đủ loại bệnh, thế nên các ông bố bà mẹ ai cũng đều mong muốn mang đến cho con hoàn cảnh trưởng thành tốt nhất. Không cần để bọn trẻ phải trải qua những lần bệnh vặt gây khó chịu nữa. Nhất là các loại bệnh như viêm họng sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt bình thường của trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm họng của trẻ. Và nguy cơ mắc phải căn bệnh này cũng tuỳ vào điều kiện sinh hoạt thường ngày. Thế nên cách phòng bệnh viêm họng cho trẻ cũng được các bậc cha mẹ vô cùng quan tâm và chú ý đến.
Bệnh viêm họng là một trong những căn bệnh thường thấy nhất ở trẻ. Muốn phòng bệnh viêm họng cho trẻ, các vị phụ huynh cần phải hiểu rõ nguyên nhân căn bệnh này tồn tại là như thế nào. Và chỉ cần làm tốt công tác phòng bệnh cho trẻ là sẽ có tỉ lệ cao tránh được loại bệnh này. Cùng chúng tôi tham khảo thêm phương pháp phòng viêm họng cho trẻ qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Nguyên nhân bệnh viêm họng
Khi chuyển mùa là lúc thời tiết thay đổi và sức đề kháng của mỗi người kém đi, đặc biệt là trẻ nhỏ, vì có hệ miễn dịch thấp. Theo thống kê, bệnh viêm họng là bệnh trẻ nhỏ hay mắc phải nhất, nếu để lâu quá có thể dẫn đến viêm phổi… Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để biết nguyên nhân, cách phòng tránh vấn đề này, để con bạn luôn khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây bệnh:
- 80% bé bị viêm họng do yếu tố vi rút và thời tiết. Trong đó, đối với trẻ em, nguyên nhân hay gặp nhất là do vi rút có nhiều nhóm khác nhau như các loại cúm A, cúm B, Adenovirus, rhinovirus, RSV Respiratory Syncytial Virus, sởi.
- Ngoài ra, nguyên nhân do môi trường sống như thời tiết lạnh, thay đổi đột ngột, dị ứng, đồ kích thích. Bên cạnh đó còn do nguyên nhân nhiễm khuẩn. Đó là 3 nhóm nguyên nhân chính thường gặp hầu hết ở các trường hợp viêm họng.
Viêm họng ở trẻ có dấu hiệu gì?
- Triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm họng là cảm thấy đau rát ở vòm họng.
- Ở trẻ còn có hiện tượng sốt cao giọng nói khàn, ho. Ngoài ra còn kèm theo ngạt mũi, ăn ngủ kém và còn có hiện tượng hạch cổ sưng đau.
Viêm họng là tình trạng viêm (sưng) hoặc nhiễm trùng của các mô và cơ cấu trong họng của trẻ. Khi mắc bệnh này trẻ sẽ có dấu hiệu đau họng, nhức đầu; hai hạch nhân to, sần sùi, tiết dịch, hạch ở cổ và dưới hàm sưng to và đau.
- Có nhiều trường hợp trẻ sẽ bị sốt khi bị viêm họng. Đối với trẻ tử 3 – 6 tháng tuổi; nếu bé sốt trên 38,5oC thì mức độ bệnh rất nghiệm trọng. Đối với bé trên 6 tháng tuổi sốt ở mức sốt 39oC thì cần nhanh chóng hạ sốt an toàn cho con và đưa bé đi khám ngay. Muốn biết được nhiệt độ cơ thể bé 1 cách chính xác nhất bạn cần đo bằng nhiệt kế điện tử uy tín và chính hãng.
Phương pháp phòng bệnh viêm họng
Cách phòng chống bệnh viêm họng bằng máy
- Bạn có thể sử dụng bình rửa mũi để vệ sinh mũi và họng cho bé hàng ngày. Sản phẩm này dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ; có tác dụng chống khô mũi, tiêu tan dịch nhầy; và vệ sinh mũi khỏi những vi khuẩn hàng ngày.
- Đối với những trường hợp nếu bé có mắc phải bệnh rồi, bạn có thể dùng máy xông mũi (máy khí dung). Với tác dụng hỗ trợ đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng hạt sương nhỏ li ti. Những hạt này sẽ theo hơi thở đi vào các hốc xoang. Hít thẳng vào phế quản, phổi tạo hiệu quả tức thì, con sẽ nhanh chóng thấy dễ chịu. Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý rằng việc sử dụng máy xông mũi cần có chỉ định thuốc và liều lượng, thời gian phù hợp từ phía bác sĩ nhé.
- Nếu bé bị viêm họng đi kèm với sổ mũi, có nhiều đờm, bạn dùng thêm máy hút mũi. Máy có chức năng hút đờm để làm sạch mũi, họng tránh để tắc, làm bé thấy khó chịu.
Phòng viêm họng qua sinh hoạt ăn uống hàng ngày
- Nên vệ sinh răng miệng hằng ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn.
- Chú ý mang khẩu trang, tốt nhất là khẩu trang y tế khi tiếp xúc với môi trường bụi bặm, khói xe, khí thải…
- Giữ vệ sinh môi trường sống, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
- Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm cơ thể, với trẻ em phải giữ ấm vùng cổ với áo cổ cao, khăn choàng khi trời lạnh.
- Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, cân đối, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Cần tăng cường những loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, kiwi… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Có thể áp dụng súc miệng bằng nước muối ấm hoặc ngậm những loại thuốc trị viêm họng.
Tránh lây lan, tiếp xúc với người bệnh
Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên. Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên. Nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
- Để phòng ngừa viêm họng cấp, chúng ta cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Bạn có thể dùng máy hỗ trợ: Bình rửa mũi. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy. Làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em.
- Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Cũng không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa lạnh sau khi tắm xong.