Mẹ nên lựa chọn những loại gia vị nào cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi

Nhiều bà mẹ bỉm sữa đang có con trong độ tuổi ăn dặm thường đặt ra rất nhiều câu hỏi khác nhau. Như: Bé ở tuổi ăn dặm nên cho làm quen với những loại gia vị nào? Mẹ nên chọn loại gia vị nào cho bé ăn dặm để vừa an toàn cho sức khỏe vừa giúp bé ăn ngon? Nhưng nhiều bà mẹ cũng nghĩ rằng em bé ở độ tuổi ăn dặm cũng không cần gia vị là điều không có gì sai.

Gia vị thực sự không thể thiếu trong các món ăn, đặc biệt là khi nấu cho trẻ. Đối với trẻ từ 6 tháng đến dưới 12 tháng tuổi thì mẹ không nên thêm các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của bé. Tuy nhiên, việc cho bé làm quen thêm với các loại gia vị không hề gói gọn ở muối và đường. Hiện nay, các bà mẹ có thể thêm một số gia vị lành tính từ thảo mộc để giúp gia tăng thêm hương vị hấp dẫn cho bữa ăn của bé. Vậy, mẹ nên lựa chọn những loại gia vị nào cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi. Hãy cùng fempride.com tìm hiểu các loại gia vị có thể sử dụng trong bài viết dưới đây nhé.

Mẹ nên lựa chọn gia vị ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi

Mẹ nên lựa chọn gia vị ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi
Chăm sóc trẻ nhỏ luôn là nỗi quan tâm và gây nhiều băn khoăn cho các Mẹ.

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mẹ tuyệt đối không nên nêm nếm bất kì loại gia vị nào cho trẻ. Mặc dù, trẻ đã bắt đầu tập ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Nhưng mẹ chỉ cần chế biến và giữ nguyên các hương vị sẵn có của món ăn. Trong thịt, cá, rau củ cũng đã có sẵn lượng gia vị nhất định để cung cấp cho cơ thể trẻ. Trên 12 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho gia vị vào bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên, cần nêm nếm theo liều lượng nhất định, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Đối với vấn đề có nên nêm gia vị ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi hay không thì thực tế là vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong nhiều năm qua thì nhiều mẹ vẫn chọn cách cho bé ăn nhạt. Và không nêm bất kỳ gia vị nào khi con tập cho ăn dặm. Thế nhưng, điều này không đúng hoàn toàn và mẹ vẫn nên giúp bé làm quen với gia vị từ sớm. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp mẹ biết cách nêm gia vị ăn dặm cho bé một cách an toàn.

Gia vị ăn dặm cho bé cần tránh

Mẹ không nên thêm muối, đường, bột ngọt hoặc bột nêm vào thức ăn của con. Đây là những loại gia vị có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Chẳng hạn như:

  • Muối có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi. Vì lúc này thận của bé còn non nớt. Do đó, mẹ nên cho con hấp thu natri qua thực phẩm tự nhiên. Thay vì thêm muối hoặc nước mắm vào món ăn của con.
  • Đối với việc nêm đường, mẹ không nên cho con làm quen với đường quá sớm. Vì ăn nhiều đường không tốt và dễ hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh ở trẻ về sau.
  • Bột ngọt, bột nêm là những gia vị có chứa nhiều glutamate gây ức chế thần kinh của trẻ. Gây co giật, đau đầu… và nhiều vấn đề nguy hiểm khác.

Bên cạnh đó, mẹ không nên cho bé làm quen với việc ăn cay quá sớm. Để tránh gây khó chịu cho vị giác và hệ tiêu hóa của trẻ. Mặc dù vẫn có bé sẽ thích vị cay do bạn từng ăn cay lúc mang thai hoặc trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Thế nhưng, loại gia vị này chỉ nên cho bé làm quen khi trẻ lớn hơn và có thể ăn uống như người lớn. Đối với bé dưới 1 tuổi thì việc thêm gia vị ăn dặm có tính cay nóng là điều cần tránh tuyệt đối.

Gia vị ăn dặm từ thảo mộc không gây hại cho bé

Gia vị ăn dặm từ thảo mộc không gây hại cho bé
Một số gia vị từ thảo mộc như rau mùi, hành lá, tỏi (nghiền nhỏ), húng quế, thì là, gừng, quế, bạc hà…

Việc sử dụng gia vị không chỉ để tạo hương vị hấp dẫn cho bữa ăn. Mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều này rất đúng với những gia vị từ thảo mộc vừa “lành tính” vừa cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn một số gia vị từ thảo mộc như rau mùi, hành lá, tỏi (nghiền nhỏ), húng quế, thì là, gừng, quế, bạc hà… Nấu cùng cháo để giúp bé khám phá nhiều hương vị hấp dẫn hơn khi ăn dặm. Ngoài ra, việc cho con làm quen với gia vị thảo mộc từ sớm. Không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là bí quyết hạn chế tình trạng kén ăn khi trẻ lớn lên.

Dầu ăn dành riêng cho bé tập ăn dặm

Dầu ăn cũng là một loại gia vị cần thiết và an toàn đối với trẻ nhỏ. Do đó, mẹ nên dùng dầu ăn khi nấu các món ăn dặm cho con. Để giúp bé ăn ngon chóng lớn. Lưu ý là chỉ nên dùng dầu ăn thực vật dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi. Đồng thời, mẹ cũng cần chú ý đến liều lượng. Chỉ nên dùng 1/2 – 1 muỗng cà phê dầu ăn/ mỗi khẩu phần và không quá 4 ngày/ tuần.

Những lưu ý khi giúp trẻ làm quen với nhiều loại gia vị khác nhau

Những lưu ý khi giúp trẻ làm quen với nhiều loại gia vị khác nhau
Khi chế biến đồ ăn dặm cho bé, mẹ nên lưu ý khi giúp trẻ làm quen với nhiều loại gia vị khác nhau.

Ngoài việc lựa chọn gia vị ăn dặm cho bé phù hợp và an toàn. Các mẹ cũng thường quan tâm đến việc làm sao giúp con khỏe mạnh. Và vui vẻ khi làm quen với gia vị ăn dặm.

  • Mẹ nên chọn gia vị sạch và nấu chín tất cả gia vị. Để giúp con tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn trong quá trình tập ăn dặm.
  • Tình trạng dị ứng với gia vị rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, để yên tâm hơn thì mẹ có thể chọn cách cho con ăn riêng lẻ từng loại gia vị và quan sát trong vài ngày trước khi cho bé thử loại khác.
  • Khi trẻ lớn hơn thì mẹ có thể kết hợp các loại gia vị khác nhau trong cùng một món ăn. Để giúp vị giác của con khám phá nhiều hương vị và ăn ngon miệng hơn.
  • Tương tự như khi tập cho con ăn rau củ quả. Mẹ cũng nên kiên nhẫn khi giúp bé làm quen với các gia vị ăn dặm. Bé có thể không thích một gia vị nào đó trong lần đầu tiên. Nhưng mẹ vẫn nên cho con thử lại sau vài ngày để trẻ quen và thích ăn hơn.

Ngoài những lưu ý trên, mẹ cũng nên sáng tạo khi chế biến món ăn dặm cùng với gia vị cho bé, miễn là chọn được gia vị an toàn. Mẹ đừng ngại cho con khám phá càng nhiều hương vị càng tốt. Điều này sẽ giúp trẻ nâng cao khẩu vị và nhận được nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn.

Phần kết

Ăn dặm là một hành trình quan trọng trong đời mỗi đứa trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên chuẩn bị đầy đủ kiến thức. Để giúp con có một giai đoạn ăn dặm hạnh phúc nhất. Mẹ nên cho bé ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Thực đơn ăn dặm phù hợp ngoài đủ chất còn phải ngon miệng. Giúp bé “thưởng thức” bữa ăn chứ không phải là cuộc chiến giữa Mẹ – bé – thức ăn. Với những thông tin cung cấp trên đây hy vọng rằng đây là cẩm nang cho các Mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *