Nhiệt độ cơ thể trung bình của con người nằm trong khoảng từ 36.5 đến 37.1 độ C. Đây là nhiệt độ thông thường của một người ở trong môi trường bình thường. Khi nhiệt độ cơ thể của bạn dao động khỏi khoảng nhiệt độ trung bình này tức là bạn đang gặp một vấn đề gì đấy. Thường thì khi sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn mức trung bình này. Càng cao nhiều thì càng nguy hiểm. Ngược lại khi bị hạ thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể sẽ tuột xuống thấp hơn mức trung bình. Càng thấp nhiều thì càng nguy hiểm. Trẻ con cũng thế, bị hạ thân nhiệt sẽ khiến cho chúng cảm thấy khó chịu. Hạ thân nhiệt cũng gây nên một số biến chứng nguy hiểm. Vậy nên việc phòng bệnh hạ thân nhiệt ở trẻ là điều cần thiết.
Mục Lục
Sơ lược về bệnh hạ thân nhiệt
Theo thông tin chúng tôi tìm được, hạ thân nhiệt là tình trạng xảy ra khá phổ biến do một số nguyên nhân như trẻ sơ sinh đẻ non, nhiễm lạnh do thời tiết, đuối nước hoặc bệnh lý toàn thân ức chế trung tâm điều hòa nhiệt độ do bệnh thần kinh hay thiểu năng giáp. Khi hạ thân nhiệt nếu không được xử trí dễ để lại các rối loạn hoạt động nguy hiểm tới tính mạng, do cơ thể không kịp tạo nhiệt cho tim và hệ thống thần kinh.
Hạ thân nhiệt là tình trạng nặng hay xảy ra ở rất nhiều bệnh, đòi hỏi phải cấp cứu tùy trường hợp. Hạ thân nhiệt là tình trạng khi đo nhiệt độ ở hậu môn thấp hơn 35 độ C, từ 35 – 34 độ C là hạ thân nhiệt nhẹ; 34 – 32 độ C là hạ thân nhiệt trung bình; 32 – 25 độ C là hạ thân nhiệt nặng; dưới 25 độ C là hạ thân nhiệt nguy kịch.
Khi nhiệt độ cơ thể giảm, tim, hệ thần kinh và các khác không thể hoạt động bình thường. Nếu không được điều trị, hạ thân nhiệt có thể dẫn đến thất bại hoàn toàn của tim và hệ hô hấp và cuối cùng dẫn đến tử vong. Hạ thân nhiệt thường do tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc ngâm trong nước lạnh. Phương pháp phòng và điều trị chính cho hạ thân nhiệt là phương pháp làm ấm cơ thể trở lại nhiệt độ bình thường.
Cơ chế làm mất nhiệt của cơ thể
Các cơ chế mất nhiệt từ cơ thể bao gồm:
- Nhiệt bức xạ: Hầu hết sự mất nhiệt là do nhiệt tỏa ra từ các bề mặt không được bảo vệ của cơ thể.
- Tiếp xúc trực tiếp: Nếu tiếp xúc trực tiếp với thứ gì đó rất lạnh, chẳng hạn như nước lạnh hoặc mặt đất lạnh, nhiệt sẽ được dẫn ra khỏi cơ thể. Vì nước rất tốt trong việc truyền nhiệt từ cơ thể, nhiệt độ cơ thể bị mất nhanh hơn nhiều khi ở trong nước lạnh. Tương tự như vậy, mất nhiệt từ cơ thể sẽ nhanh hơn nhiều nếu quần áo bị ướt.
- Gió: Gió loại bỏ nhiệt cơ thể bằng cách mang đi lớp không khí ấm áp mỏng trên bề mặt da.
Biểu hiện hạ thân nhiệt ở trẻ
Rùng mình có lẽ là điều đầu tiên bạn sẽ nhận thấy khi nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm xuống vì đó là cơ chế tự động của cơ thể chống lại nhiệt độ lạnh. Các dấu hiệu và triệu chứng của hạ thân nhiệt bao gồm:
- Hạ nhiệt nhẹ: Rét run trừ ở trẻ sơ sinh không có triệu chứng này; da lạnh tái xanh tím, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, hạ huyết áp. Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu có triệu chứng cứng bì.
- Hạ thân nhiệt trung bình: da tím tái, đầu chi thâm tím, mạch yếu; tình trạng lờ đờ, hạ huyết áp, thở nhanh nông, tiểu ít, tim đập chậm. Trẻ sơ sinh bị cứng bì lan rộng.
- Hạ nhiệt nặng và nguy kịch: da lạnh tái nhợt, các đầu chi tím, cứng cơ trừ trường hợp giảm nhiệt độ do nhiễm độc, do gây mê sâu thì cơ nhẽo. Rối loạn ý thức. Nếu nhiệt độ dưới 28 độ C thì hôn mê, đồng tử giãn, mất phản xạ ánh sáng. Nếu phản xạ gân xương còn, điện não đồ còn hoạt động thì còn khả năng hồi phục.
Nguyên nhân gì dẫn đến hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ
Hạ thân nhiệt xảy ra khi cơ thể mất nhiệt nhanh. Nguyên nhân phổ biến nhất của hạ thân nhiệt là tiếp xúc với điều kiện thời tiết lạnh hoặc nước lạnh. Nhưng tiếp xúc kéo dài với bất kỳ môi trường nào lạnh hơn cơ thể có thể dẫn đến hạ thân nhiệt nếu bạn không mặc quần áo phù hợp hoặc không thể kiểm soát các điều kiện.
Các nguyên nhân cụ thể dẫn đến hạ thân nhiệt bao gồm:
- Mặc quần áo không đủ ấm cho điều kiện thời tiết
- Ở ngoài trời lạnh quá lâu
- Quần áo ướt quá lâu không thay
- Rơi xuống nước
- Nhiệt độ phòng quá lạnh
Các yếu tố làm tăng nguy cơ hạ thân nhiệt
- Kiệt sức: Khả năng chịu lạnh giảm dần khi cơ thể mệt mỏi
- Tuổi cao hơn: Khả năng điều chỉnh nhiệt độ và cảm lạnh của cơ thể có thể giảm dần theo tuổi tác.
- Trẻ nhỏ: Trẻ em mất nhiệt nhanh hơn người lớn
- Vấn đề về thần kinh: Những người mắc bệnh tâm thần, mất trí nhớ. Hoặc các tình trạng khác can thiệp vào phán đoán có thể không ăn mặc phù hợp với thời tiết hoặc hiểu nguy cơ của thời tiết lạnh.
- Sử dụng rượu và ma túy: Rượu có thể làm cho cơ thể bạn cảm thấy ấm áp bên trong; nhưng nó làm cho các mạch máu của bạn mở rộng, dẫn đến mất nhiệt nhanh hơn từ bề mặt da.
- Vấn đề sức khỏe: Một số vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của cơ thể. Như tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), dinh dưỡng kém hoặc chán ăn; tiểu đường, đột quỵ, viêm khớp nặng, bệnh Parkinson…
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể thay đổi khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể như thuốc chống trầm cảm; thuốc chống loạn thần, thuốc giảm đau gây nghiện và thuốc an thần.
Cách xử lý và phương pháp phòng ngừa hạ thân nhiệt ở trẻ
Cách xử lý
- Sưởi ấm: sưởi ấm ngoài bằng nệm chứa nước ấm, chăn ấm, điều hòa nhiệt độ phòng chỉ cho ấm từ từ.
- Trường hợp nặng: hô hấp nhân tạo bằng cách đặt nội khí quản khi có giảm thông khí nặng và rối loạn ý thức. Truyền dịch bicarbonat Na 42%, dung dịch điện giải, máu; plasma tùy theo bệnh chính gây hạ thân nhiệt; tình trạng tim mạch cần truyền dịch từ từ, thận trọng.
- Hút dạ dày và đặt ống thông hậu môn để chống liệt ruột cơ năng. Không dùng thuốc co mạch vì làm cản trở ngoại biên dễ gây phù phổi.
Phòng ngừa hạ thân nhiệt
- Trước khi ra ngoài không khí lạnh cần mặc đầy đủ quần áo giữ ấm cho cơ thể bằng chất liệu chống thấm nước hoặc cản gió.
- Giữ trẻ em an toàn khỏi cảm lạnh
- Để tránh nguy cơ hạ thân nhiệt do rượu, không nên uống rượu:
- Nếu đi tàu thủy, hãy mặc áo phao để đề phòng khi ngã xuống nước, một chiếc áo phao có thể giúp bạn nổi lên trên mặt nước
- Không nên ngâm nước lạnh quá lâu như bơi hoặc tắm
- Khi đi từ ngoài trời lạnh về cần uống trà nóng hoặc nước ấm để làm nóng lại cơ thể