Viêm amidan xảy ra khi một số lượng lớn vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Do đó, số lượng này vượt quá mức cho phép mà trẻ có thể chịu được. Đồng thời, amidan bị phì đại, viêm nhiễm nhiều lần khiến khả năng chống lại vi khuẩn, vi rút của cơ thể bị suy yếu. Những tổn thương gây ra bệnh viêm amidan có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm ở hầu hay còn gọi là viêm họng hạt, viêm amidan. Căn bệnh này tuy rất đơn giản nhưng nếu không được chữa trị kịp thời. Nó sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách phòng ngừa và xử lý khi trẻ bị sốt do viêm amidan ở cơ thể.
Mục Lục
Vai trò của amidan trong cơ thể
Amidan là tổ chức lympho nằm bên trong họng, gồm có: Amidan khẩu cái, amidan lưỡi, amidan vòm, amidan vòi tạo thành một vòng bao quanh bên trong họng gọi là vòng Waldeyer. Trong đó amidan khẩu cái lớn nhất, nằm ở hai bên thành họng, và cũng là amidan hay bị viêm nhất.
Amidan đảm nhiệm vai trò quan trọng đó là bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập, tấn công của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) thông qua hoạt động miễn dịch tại chỗ. Đồng thời amidan còn tiết ra các kháng thể tự nhiên để chống lại sự nhiễm trùng.
Viêm amidan ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm amidan nhất do sức đề kháng yếu. Có nhiều loại virus, vi khuẩn có khả năng gây bệnh viêm amidan, tùy theo từng tác nhân gây bệnh mà trẻ sẽ có các biểu hiện khác nhau, trong đó, sốt amidan là một trong những biểu hiện nguy hiểm của bệnh viêm amidan ở trẻ em.
Triệu chứng của viêm amidan
Sốt ở trẻ em xuất hiện khi amidan sưng to và đỏ, hạch bạch huyết nổi lên khiến cho cơ thể phản ứng lại. Trẻ bệnh có thể đối mặt với các cơn sốt nhẹ, sốt cao hoặc thậm chí không có dấu hiệu sốt. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà sốt viêm amidan được chia làm 02 loại:
Sốt viêm amidan cấp tính
Trẻ phát sốt đột ngột đến 38 – 39 độ C, thậm chí lên 39.5 độ C kèm theo bị rét run người, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn hoặc bỏ bú, khô miệng, khô da, tiểu ít, nước tiểu sậm màu, đi ngoài táo bón, nóng rát họng, đau họng, đau tai, nuốt nghẹn, viêm mũi, chảy nước mũi, ho có đờm, thở khò khè, ngủ ngáy….
Sốt viêm amidan mãn tính
Trẻ chỉ bị sốt nhẹ hoặc không sốt, không rét run, không ớn lạnh nhưng hay bị sốt vặt, người ngây ngây, nhất là vào buổi chiều, thể trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, nuốt khó khăn, ho từng cơn kéo dài, nhất là vào buổi sáng mới thức dậy, đau rát họng, thở khò khè, ngủ ngáy to, thậm chí trẻ không kiểm soát được việc thở khi đang ngủ, hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu.
Trẻ em bị bệnh viêm họng amidan có thể sốt kéo dài từ 1 – 4 ngày. Nếu được điều trị đúng lúc thì 70% số trẻ bệnh sẽ hết sốt sau 3 – 4 ngày. Ngược lại, bệnh viêm amidan sẽ không dứt hẳn và triệu chứng sốt tái lại nhiều lần, dễ dẫn đến viêm amidan mãn tính.
Phương thức hạ thân nhiệt và tiết giảm các triệu chứng đi kèm
- Chườm khăn lạnh: dùng khăn sạch nhúng vào nước, vắt ráo để lau người cho trẻ thường xuyên. Mặt khác, dùng thêm khăn lạnh chườm lên trán, cổ và hai bên nách để hạ sốt.
- Dùng thuốc hạ sốt: việc dùng thuốc Tây có tác dụng hạ sốt nhanh nhưng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó, paracetamol là loại thuốc an toàn với trẻ, ít tác dụng phụ, sử dụng qua đường uống hoặc đặt hậu môn.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát: cho trẻ mặc quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi cao, có độ mát, rộng rãi. Để cơ thể dễ tỏa nhiệt và thoải mái khi nằm nghỉ ngơi.
- Bổ sung nước.
- Bồi bổ cơ thể.
- Cho trẻ dung nạp các loại thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin C…
- Vệ sinh mũi họng: cho trẻ súc miệng, rửa mũi thường xuyên.
- Hạn chế tiếp xúc với tác nhân lạnh.
- Sốt do bệnh viêm amidan là hiện tượng phổ biến ở trẻ em. Do các độc tố từ ổ viêm kích thích cơ thể sản sinh chất gây sốt nội sinh.
- Biểu hiện sốt ở các dạng bệnh là không giống nhau nhưng ảnh hưởng của nó có thể gây co giật, mất nước, hôn mê sâu ở trẻ. Các bậc cha mẹ cần nắm rõ nguyên tắc hạ sốt kịp thời để tránh biến chứng đáng tiếc.
Thời điểm cắt amidan cho trẻ
Có nhiều phụ huynh cho rằng không thể cắt amidan với những trẻ còn quá nhỏ. Mà phải đợi đến khi trẻ lớn, sau 15 tuổi mới có thể cắt amidan. Điều này là không chính xác, bởi amidan có thể cắt ở bất kỳ độ tuổi nào nếu cần thiết. Trong các trường hợp sau cần xem xét việc cắt amidan cho trẻ:
- Amidan quá phát gây bít tắc đường thở của trẻ.
- Trẻ có cơn ngừng thở trong khi ngủ.
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ.
- Trẻ có biến chứng lên cơ quan tim, thận, khớp, phổi.
- Trẻ khó ăn, khó nuốt.
- Trẻ bị phát triển bất thường ở vùng sọ mặt.
- Trẻ bị viêm amidan tái phát trên 3 lần/năm.
- Trẻ bị áp xe quanh amidan.
- Hơi thở của trẻ bị hôi kéo dài dù đã được điều trị thích hợp. Đồng thời, đã loại trừ hết các nguyên nhân gây hôi miệng khác.
- Trẻ bị viêm amidan nhiều lần kèm theo tình trạng chậm hoặc không tăng cân.
- Trẻ có amidan to một bên và nghi ngờ ung thư.