Có thể nói, sức đề kháng của trẻ em thường không mạnh mẽ như người lớn chúng ta. Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh khi thời tiết giao mùa. Do trẻ chưa phát triển toàn diện, đặc biệt là sự phát triển thể chất còn rất non yếu, sức đề kháng kém. Sốt xuất huyết, sốt siêu vi và các bệnh khác nếu trẻ không biết cách xử lý kịp thời là những bệnh nguy hiểm. Nhất là trong một mùa mưa nắng nhiều mây mù bất thường như hiện nay. Bài viết sau của chúng tôi sẽ chỉ ra những căn bệnh phổ biến thường gặp khi giao mùa và cách xử lý, phòng tránh.
Mục Lục
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thường bắt đầu vào tháng 2 – 3. Cần phòng bệnh bằng cách phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm. Ngoài ra các mẹ nên mắc màn khi ngủ, dọn sạch các vũng nước đọng trong nhà.
Cách phòng bệnh sốt siêu vi
Thời tiết vào xuân dù ấm lên nhưng cũng có những đợt lạnh đột ngột cuối đông. Đây là khoảng thời gian rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển. Vì chưa có thuốc điều trị nguyên nhân nên cách duy nhất để đối phó với bệnh này là phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Mẹ cần phòng tránh cho bé tiếp xúc nguồn bệnh như: không tới chỗ đông người. Đặc biệt không tiếp xúc với người bệnh, rửa tay cho bé trước khi ăn và sau khi bé đi học; hoặc đi chơi ở ngoài về.
Cách phòng tránh các bệnh đường hô hấp
Khi cho bé ra ngoài, ba mẹ cần cho bé mặc đủ ấm, đội mũ, đeo khẩu trang, quàng thêm khăn để giữ ấm cổ. Biện pháp này giúp bé không bị cảm lạnh. Thời điểm giao mùa dù trời có nắng nhưng vẫn còn các đợt gió lạnh. Tuy nhiên độ ẩm vẫn cao nên bé sẽ dễ bị cảm, viêm đường hô hấp nếu không được bảo vệ kỹ lưỡng. Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho bé. Vệ sinh bằng nước muối sinh lý để hạn chế bụi bẩn, nhiễm khuẩn qua đường hô hấp.
Khi bé bị viêm đường hô hấp, không tự ý dùng thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của Bác sỹ. Vì nếu bệnh do virus gây ra sẽ không hiệu quả thậm chí làm tăng nguy cơ nhờn thuốc.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng tránh. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.
Cách phòng tránh bệnh thủy đậu
Cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm vắc xin và tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 – 12 tuổi. Đối tượng từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 – 10 tuần.
Trong khi dịch bệnh có mặt ở khắp nơi thì cách ly với nguồn bệnh là một biện pháp ngăn chặn lây lan. Hạn chế đưa trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hoặc nguy cơ lây nhiễm cao. Hạn chế tối đa đưa trẻ đến những chỗ đông người như bến xe, bến tàu.
Khi trẻ đã bị nhiễm bệnh, bố mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách. Chế độ ăn lỏng, tăng cường bổ sung vitamin. Tắm rửa cho trẻ đúng cách để hạn chế vỡ nốt phỏng gây lan rộng. Chỉ nên dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là tình trạng sưng và chất nhầy tích tụ trong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất. Bệnh xảy ra do một loại vi rút phát triển mạnh vào mùa thu đông. Có ảnh hưởng đến trẻ em, chủ yếu dưới hai tuổi. Vi rút thường lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi và họng của người mang vi rút. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Khi trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú ít, tím tái. Có biến chứng cần cho trẻ nhập viện để điều trị.
Các biện pháp phòng tránh bệnh khác
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ, không hôn trẻ.
- Nếu trẻ bị sổ mũi, nên thường xuyên hút và rửa mũi bằng dung dịch sinh lý. Điều này nhằm ngăn chặn vi rút xâm nhập xuống khí phế quản.
- Không cho trẻ tiếp cận với những người đang bị sổ mũi hoặc dùng chung đồ dùng của trẻ khác.