Bệnh sốt cao co giật nguyên nhân là khi sốt có cả hiện tượng co giật ở trẻ, nhưng không có bằng chứng hoặc nguyên nhân được biết đến của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như rối loạn chuyển hóa trước đó hoặc co giật do sốt. Đây là dấu hiệu của cơn co giật lành tính, thường gặp nhất tại các khoa cấp cứu bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện nhi. Tuy nhiên, cha mẹ thường hoảng sợ, mất bình tĩnh, hiểu biết chưa đầy đủ về bệnh dễ dẫn đến những hành vi xử lý không phù hợp, thậm chí gây hại cho trẻ. Trong bài viết sau của chúng tôi sẽ hướng dẫn cha mẹ cách phòng ngừa cùng cách sơ cứu khi trẻ bị sốt cao co giật.
Mục Lục
Biểu hiện của sốt cao co giật

Có 2 thể co giật do sốt: Loại đơn giản và loại phức tạp. Bệnh có biểu hiện như sau:
- Thường sốt cao trên 39 độ C.
- Mất hay giảm ý thức và sùi bọt mép.
- Tay và chân gồng cứng, sau đó bắt đầu co giật.
- Hai mắt nhìn ngược.
Cách sơ cứu khi trẻ bị co giật
Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng một bên
- Đặt trẻ nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng, thoáng mát; tránh các vật cứng, vật sắc nhọn.
- Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh trường hợp trẻ nôn, chất nôn sẽ đi vào đường hô hấp do trẻ hít phải.
- Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo.
- Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ.
Bước 2: Đặt thuốc hạ sốt
Đặt viên hạ sốt vào hậu môn do trẻ đang co giật uống rất khó và dễ gây sặc. Dùng hàm lượng paracetamol thông thường mà bé hay dùng hoặc với liều lượng là 10-15mg/kg cân nặng.
Bước 3: Chườm ấp cho trẻ
Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ, đặc biệt vùng bẹn, nách, lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại.
Bước 4: Tránh gây tắc đường hô hấp
Khi trẻ ngưng cơn co giật vẫn để trẻ nằm nghiêng sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau (tư thế an toàn) để nếu trẻ có nôn chất nôn sẽ đi ra ngoài mà không đi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường hô hấp, nguy hiểm tính mạng của trẻ.
Bước 5: Đưa trẻ đi cấp cứu
- Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát
- Đặt trẻ nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng, thoáng mát
Điều trị tại bệnh viện

Khi được đưa tới viện, hầu hết trẻ đã hết giật nên chỉ được theo dõi. Các bạn đừng quá sốt ruột vì không thấy bác sĩ làm gì (càng không nên đánh đấm bác sĩ, nhân viên y tế hay chửi bới họ). Do hầu hết trẻ chỉ bị 1 lần co giật cho 1 đợt sốt nên các bác sĩ sẽ hầu như không cho thuốc dự phòng co giật vì tác dụng thì chưa rõ nhưng nguy cơ biến chứng gây ngừng hô hấp là có.
Việc cho thuốc hạ sốt là để bệnh nhi dễ chịu chứ không phải vì co giật. Con bạn có thể được lấy máu và làm một số xét nghiệm. Một số trường hợp đặc biệt sẽ được làm thêm xét nghiệm dịch não tủy, điện não đồ hoặc được hội chẩn với chuyên khoa Thần kinh, Truyền nhiễm và/hoặc Nhi.
Các biện pháp phòng ngừa
- Khi trẻ có biểu hiện sốt, đưa trẻ đi khám để điều trị sớm, phát hiện nguyên nhân gây sốt và phòng tránh bị co giật.
- Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn; uống nước điện giải (oresol), nước cam, chanh để bù nước và tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Cởi bớt quần áo, mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm hoặc bọc kín trẻ.
- Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ.
- Theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên bằng cách cặp nhiệt độ.
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt. Khi nhiệt độ cơ thể lên quá 38,5 độ C.
- Cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng dễ ăn: cháo, sữa… hoặc các món bé thích ăn để hồi phục sức khỏe.
Trường hợp trẻ sinh ra đã yếu và suy dinh dưỡng thì càng nên phải chú ý. Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời, bổ sung các thực phẩm để cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho bé. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn cho trẻ.