Tham khảo cách phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch vô cùng mỏng manh, thế nên chúng là đối tượng tấn công yêu thích của lũ vi khuẩn bên ngoài. Việc trẻ mắc phải một số loại bệnh khi chúng còn nhỏ là chuyện bình thường. Điều quan trọng là ba mẹ cần phải phát hiện và điều trị cho trẻ kịp thời. Hoặc nếu không thì các ông bố bà mẹ cần phải quan tâm đến cách phòng bệnh cho con cái nhiều hơn. Ở lứa tuổi nhỏ như sơ sinh là những đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm tai giữa. Đây là một căn bệnh khiến trẻ cảm thấy đau đớn khi mắc phải. Vậy nên cha mẹ cần lưu ý nhiều đến trẻ và có cách phòng bệnh viêm tai giữa hợp lý. Cùng chúng tôi tìm hiểu quy tắc phòng bệnh viêm tai giữa ở bài viết dưới đây.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ là gì?

Viêm tai giữa hay còn gọi nhiễm trùng tai giữa là trình trạng viêm và nhiễm trùng ở phía sau màng nhĩ (phần tai giữa). Bệnh viêm tai giữa do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ gây nên. Khi trẻ em bị viêm tai giữa, có nhiều mủ xuất hiện, gây đau đớn cho trẻ. Viêm tai giữa là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt hay xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đây là một bệnh lý không thể chủ quan bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị viêm tai giữa
Viêm tai giữa sẽ gây đau đớn cho trẻ

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa

Tác nhân gây bệnh

  • Phế cầu.
  • Hemophilusinfluenzae (HI).
  • Liên cầu khuẩn nhóm A.
  • Tụ cầu vàng.
  • Virus hợp bào hô hấp.

Yếu tố nguy cơ

  • Môi trường sống: Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm. Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn. Trẻ mới đi học nhà trẻ mẫu giáo, trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
  • Dị ứng.
  • Do cấu trúc tai trẻ chưa hoàn chỉnh: Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau cổ họng bằng vòi nhĩ. Bình thường vòi nhĩ khi nuốt sẽ mở cho phép chất lỏng cùng các tạp chất dư thừa thoát khỏi tai. Khi vòi nhĩ bị tắc sẽ khiến chất thải không thoát được. Hậu quả là vi khuẩn hoặc dịch sẽ kẹt lại bên trong tai gây nhiễm trùng. Trẻ em có vòi nhĩ ngắn hẹp, dễ phù nề hơn người lớn nên dễ bị tắc.
  • Bất thường sọ mặt: Khe hở vòm, hội chứng Down.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa

  • Rối loạn chức năng vòi nhĩ.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang.

Trẻ khi bị viêm tai giữa có biểu hiện gì?

  • Trẻ đang sổ mũi, ngạt mũi đột nhiên bị đau tai nhiều kèm sốt cao 40*.
  • Chảy mủ tai.
  • Bỏ bú, kém ăn, nôn trớ.
  • Quấy khóc nhiều, hay gây gổ.
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Không phản ứng khi có tiếng động.
  • Đau tai, khó chịu.
  • Khi bệnh nặng sẽ có hiện tượng chảy mủ tai (các triệu chứng phía trên sẽ giảm dần).

Viêm tai giữa ở trẻ có thể dẫn tới những biến chứng gì?

  • Thủng màng nhĩ, xơ nhĩ.
  • Liệt mặt.
  • Viêm tai xương chũm, cholesteatoma.
  • Nghe kém dẫn truyền, tiếp nhận, hỗn hợp.
  • Nặng hơn là các biến chứng nội sọ: Viêm màng não, áp-xe não,…

Phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Vệ sinh tai
Vệ sinh tai cho trẻ

Thông thường, viêm tai giữa ở trẻ được chỉ định điều trị nội khoa (kháng sinh, kháng viêm, vệ sinh mũi, chống phù nề, tiêu dịch nhầy). Kết hợp một số thủ thuật như: Chích rạch màng nhĩ, đặt ống thông màng nhĩ. Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa như thế nào?

Chú ý chế độ vệ sinh

Vệ sinh tai: Nếu tai trẻ chảy dịch mủ làm sạch tai cho trẻ bằng que tăm bông loại nhỏ, không nên lau quá sâu, không dùng bông nút kín tai. Nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên, không nên để nước vào tai.

Vệ sinh mũi: Rửa mũi cho trẻ 2-3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý ấm.

  • Nếu trẻ đã biết hỉ mũi: Người nhà xịt/nhỏ nước muối vào mũi mỗi bên 3 nhát (đối với bình xịt) hoặc 3 giọt (đối với bình dạng nhỏ) cho trẻ. Sau đó bịt một bên mũi hỉ một bên và ngược lại.
  • Đối với trẻ nhỏ chưa biết hỉ mũi: Người nhà xịt/nhỏ nước muối vào mũi mỗi bên 3 nhát (đối với bình xịt) hoặc 3 giọt (đối với bình dạng nhỏ) cho trẻ. Sau đó dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch mũi cho bé. Bịt một bên mũi và hút bên còn lại. Và làm ngược lại với bên đối diện. Khuyến cáo sử dụng các dụng cụ hút mũi, không nên dùng miệng để hút mũi cho bé gây mất vệ sinh.

Quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu.
  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và uống thêm các loại nước hoa quả.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn cho trẻ bú tăng số lần lên.

Tuân theo hướng dẫn bác sỹ

Ngoài ra khi trẻ sốt:

  • Chườm ấm cho trẻ, mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi.
  • Ở phòng thoáng mát, không đóng kín cửa kết hợp dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu trẻ sốt >38.5 độ C hoặc đau nhiều, cách nhau 4 – 6h theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có biểu hiện gì?

Khám bệnh
Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu tình trạng quá nặng

Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:

  • Trẻ đau tai tăng lên.
  • Sốt cao liên tục dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không đỡ.
  • Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú.
  • Trẻ nôn nhiều đi ngoài phân nhiều lần trong ngày.
  • Các dấu hiệu bệnh của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

Phương pháp phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, gan bàn chân khi thời tiết lạnh.
  • Vệ sinh mũi họng sạch sẽ để phòng tránh viêm mũi họng.
  • Bỏ thói quen cho tay vào miệng, ngoáy mũ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
  • Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.
  • Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
  • Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
  • Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm. Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước.
  • Cho trẻ khám chuyên khoa Tai Mũi Họng trong trường hợp sốt không rõ tiêu điểm, trẻ đau tai, quấy khóc, ho, sổ mũi kéo dài.
  • Nên nạo VA và cắt Amydale ở những trẻ hay bị viêm tai tái phát.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *