Khi bé 6 tháng tuổi thì sữa mẹ thực sự vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết đối với trẻ. Nhưng thực sự thì không đủ để đáp ứng cho sự phát triển của trẻ. Do đó, trong giai đoạn mẹ cần bổ sung và tập cho bé yêu thêm các món ăn ăn dặm. Và giúp cho bé có thê làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Để giúp bé đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và phát triển ngày càng tăng của trẻ.
Vậy bé 6 tháng tuổi thì có thể ăn được những gì? Bố mẹ nên giúp bé làm quen với những loại thức ăn nào? Đây có lẽ là những câu hỏi được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm đúng không nào. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tập cho bé ăn dặm. Hay bạn đang gặp một vài khó khăn trong quá trình cho bé ăn dặm. Thì có thể tham khảo những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây của fempride.com nhé!
Mục Lục
Bé đã sẵn sàng ăn dặm chưa?
Khi chào đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của bé. Đến mốc 6 tháng tuổi, trẻ sẽ cần nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là sắt hơn so với các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ mà bé nhận được. Lúc này cha mẹ cần cho bé ăn bổ sung thêm những thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa,… Việc này được gọi là ăn dặm. Trong quá trình ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ cho tới khi trẻ được 1 tuổi trở lên.
Thông thường, bé 6 tháng tuổi đã có thể biết tém miệng, tập nuốt để ăn dặm. Tuy nhiên, để xác định bé đã thật sự sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa. Thì ba mẹ nên chú ý thêm các dấu hiệu khác. Một em bé có thể làm quen với thức ăn đặc và thô khi có đủ điều kiện sau:
- Trẻ đã có thể tự ngồi mà không cần ba mẹ hỗ trợ nhiều.
- Trẻ kiểm soát vùng đầu và cổ tốt.
- Trẻ có kỹ năng cầm nắm đồ vật tốt và có thể cho vào miệng.
- Trọng lượng cơ thể của bé nặng gấp đôi so với lúc mới sinh.
- Trẻ có dấu hiệu quan tâm đến thức ăn của người lớn. Chẳng hạn như tò mò khi nhìn thấy ba mẹ ăn hoặc dùng tay với lấy thức ăn ở gần.
- Trẻ có nhu cầu ăn nhiều hơn dù mẹ đã cho bé bú 8 – 10 cữ bú/ngày.
Giúp bé làm quen với thức ăn đặc trong thời kỳ ăn dặm
Đối với bé 6 – 8 tháng tuổi đã sẵn sàng ăn dặm. Bạn cần cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo hoặc trái cây, rau củ xay nhuyễn. Để bé dễ nuốt và tiêu hóa. Thông thường, bạn chỉ cần cho bé ăn dặm nửa chén thức ăn mềm mỗi bữa. Và một ngày có thể cho con ăn từ 2 – 3 bữa. Song song đó là vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến khi được 12 tháng tuổi. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của bé. Nếu muốn thúc đẩy khả năng nhai và cầm nắm của trẻ. Bạn nên cho con làm quen với thức ăn có nhiều kết cấu, kích cỡ cũng như mùi vị khác nhau.
Nếu bé thích tự ăn, bạn có thể đưa thìa (muỗng) cho bé để con tự xúc thức ăn cho vào miệng. Tuy sẽ có nhiều bừa bộn nhưng kiểu ăn dặm “tự túc”. Sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn về khả năng phối hợp giữa tay và mắt. Ngoài ra, trong những ngày đầu tập ăn thức ăn đặc với nhiều hương vị khác nhau có thể khiến bé cảm thấy lạ lẫm. Vì vậy, nếu con có biểu hiện “từ chối” thức ăn thì bạn không nên ép buộc trẻ. Mà hãy kiên nhẫn hơn và cho bé thử lại vào một lần khác nhé!
Bé 6 tháng tuổi ăn được gì? Những thực phẩm cần thiết cho bé
Trong giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi, ngoại trừ mật ong thì em bé có thể ăn và uống được khá nhiều món khác nhau. Nguyên tắc ăn dặm trong giai đoạn này là bạn cần đảm bảo những thức ăn đầu tiên của trẻ luôn được nấu chín và xay hay tán nhuyễn mịn. Nhiều mẹ thắc mắc rằng bé 6 tháng ăn được gì? Những nhóm thực phẩm nào tốt cho sự phát triển của trẻ?
Câu trả lời là không có quy định về thức ăn dặm tốt nhất cho trẻ. Thế nhưng, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên cho bé ăn các nhóm thực phẩm giàu sắt. Nhằm thúc đẩy não bộ trẻ phát triển và đảm bảo chế độ ăn lành mạnh. Sau đây là gợi ý những thức ăn dặm phù hợp với trẻ 6 tháng:
- Các loại thịt, cá: Thịt heo, bò, gà, cá (cá thịt trắng, loại bỏ xương). Nấu chín và xay nhuyễn hay tán mịn để bé ăn chung với cháo.
- Rau củ nấu chín, xay nhuyễn hay tán mịn: Bí đỏ, khoai tây, khoai lang, cà rốt, các loại đậu khô, các loại rau ăn lá, bông cải xanh… Bạn có thể cho bé ăn riêng hoặc ăn chung với cháo.
- Hoa quả nghiền nhuyễn: Chuối, bơ, táo, lê, dưa gang, đu đủ… Bạn có cho bé ăn riêng lẻ các loại trái cây này hoặc trộn chung với sữa mẹ, sữa công thức đều được.
- Ngũ cốc xay nhuyễn hoặc bột ngũ cốc dành riêng cho bé 6 tháng. Bạn có thể trộn ngũ cốc với sữa để giúp bé làm quen với thức ăn đặc giàu dinh dưỡng.
Phòng ngừa rủi ro khi cho bé ăn dặm
Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề bé 6 tháng ăn được gì? Các mẹ bỉm cũng nên chú ý đến những rủi ro bé có thể gặp phải khi làm quen với thức ăn đặc và thô. Sau đây là những điều bạn cần lưu ý:
- Luôn ở bên con để quan sát, theo dõi quá trình ăn dặm của bé.
- Thắt dây an toàn nếu bé ngồi trên ghế cao để ngăn con di chuyển khi ăn.
- Tránh cho bé ăn các loại hạt cứng như bắp rang bơ, đậu phộng, hạt điều…
- Tránh cho bé ăn các loại hoa quả có kích thước tròn và nhỏ như cà chua bi, nho… Đối với các loại trái cây rau củ để bé tự cầm nắm khi ăn thì mẹ nên cắt lát nhỏ hơn để giúp con dễ cắn, nhai và nuốt.
- Nếu lo ngại về dị ứng thực phẩm, bạn nên cho bé làm quen với từng món ăn, thực phẩm riêng lẻ và quan sát trong một vài ngày để xem con có bị dị ứng hay không. Nếu có vấn đề xảy ra thì nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt.
- Tránh dùng gia vị như đường, muối, bột ngọt… khi nấu thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi. Điều này không cần thiết và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Tổng kết
Bé 6 tháng ăn được gì luôn là chủ đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về dinh dưỡng cho bé trong độ tuổi ăn dặm. Quá trình hấp thu những thức ăn khác ngoài sữa mẹ không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển của bé mà còn giúp con phát triển nhiều kỹ năng và hình thành thói quen ăn uống đầu đời. Vì vậy, mẹ hãy giúp con xây dựng chế độ ăn lành mạnh và khoa học để bé lớn lên một cách khỏe mạnh nhé!
Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.