Chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của chúng ta sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như nguy cơ xuất hiện các bệnh lý. Chất xơ đóng góp phần quan trọng trong quá trình chuyển hóa tế hóa nếu không ăn nhiều chất xơ thì có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh túi thừa đại tràng ở người lớn tuổi. Đây là tình trạng những cấu trúc dạng túi phát triển trong thành của đại tràng. Bệnh này không có các triệu chứng rõ ràng nên khi nghi ngờ thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được chuẩn đoán và điều trị sớm. Hãy cùng fempride tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Mục Lục
Dấu hiệu nhận biết bệnh túi thừa đại tràng
Đa số bệnh nhân có túi thừa đại tràng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Số còn lại triệu chứng hay gặp là tình trạng đau bụng, thường ở vùng bụng dưới bên trái, kèm theo cảm giác trướng bụng đầy hơi, rối loạn đại tiện thường là táo bón, đôi khi đi phân lỏng, hoặc phân có máu, có khi triệu chứng rất khó phân biệt với hội chứng ruột kích thích. Trong trường hợp túi thừa bị nhiễm khuẩn (viêm túi thừa) ngoài đau bụng bệnh nhân có thể nôn, đi ngoài phân lỏng, sốt, thậm chí sốt cao rét run; túi thừa cũng có thể áp-xe hóa, rò, thậm chí thủng gây chảy máu, nhiễm khuẩn ổ bụng rất nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn còn chưa được xác định, song có nhiều yếu tố liên quan tới bệnh như gen, chủng tộc, tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng lớn, ăn nhiều chất béo… Chế độ ăn ít chất xơ là một vấn đề quan trọng, tới nay nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn ít chất xơ trong khoảng thời gian dài. Dẫn tới táo bón đồng thời tăng áp lực trong lòng đại tràng là yếu tố nguy cơ chính gây ra túi thừa đại tràng.
Biến chứng của bệnh túi thừa đại tràng
Về cấu tạo cơ thể học, túi thừa có cấu tạo giống vách đại tràng. Nhưng mỏng hơn, gồm có lớp niêm mạc bao bọc ở trong, lớp dưới niêm mạc ở ngoài. Rồi đến lớp cơ và ngoại mạc. Túi thừa có thể chỉ nằm trong vách của đại tràng. Hay thòi ra ngoài ngoại mạc của đại tràng lúc đó lớp cơ của túi thừa có thể rất mỏng hay không có. Thành ra nếu túi thừa thòi ra ngoài thì có thể dễ bị vỡ hay lủng.
Khi túi thừa bị nhiễm trùng, có thể gây ra viêm túi thừa. Có thể bị viêm ở trong hay quanh túi thừa. Túi thừa đại tràng thường chứa phân bị kẹt trong lòng túi. Lâu dần đóng chắc lại thành cục đá phân (fecalith). Làm nghẹt lòng túi thừa và ép vách túi thừa, làm vi trùng (thường xuyên rất nhiều trong phân ở đại tràng) phát triển mạnh trong túi thừa gây nên viêm túi thừa. Nếu nhiễm trùng nhiều, vách túi thừa có thể bị hủy hoại và bị lủng. Và nhiễm trùng lan ra ngoài vách đại tràng, tạo thành túi mủ (abscess) tại chỗ. Hay làm viêm phúc mạc (peritonitis) rất nguy hiểm, có thể chết người nếu không chữa kịp thời.
Biện pháp điều trị túi thừa đại tràng
Hầu hết các trường hợp viêm túi thừa có thể được điều trị bằng kháng sinh ở dạng thuốc viên hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu viêm diễn tiến sang áp xe, nó có thể cần được dẫn lưu. Khi bệnh nhân đã hồi phục, có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.
Phẫu thuật cho bệnh túi thừa được chỉ định trong những trường hợp sau. Một vết vỡ trong đại tràng làm cho mủ. Hoặc phân bị rò rỉ vào khoang bụng, dẫn đến viêm phúc mạc. Các trường hợp nghiêm trọng không đáp ứng với điều trị. Bệnh nhân có vấn đề về hệ thống miễn dịch; Lỗ rò đại tràng; Áp xe dẫn lưu thất bại.
Mục tiêu của phẫu thuật là giải quyết ổ nhiễm trùng (cắt túi thừa, cắt đoạn đại tràng, dẫn lưu áp xe, rửa bụng …). Điều trị biến chứng liên quan như tắc ruột, rò tiêu hóa. Và phục hồi lưu thông của ruột với tỉ lệ biến chứng và tử vong thấp nhất. Xu hướng của thế giới hiện nay là phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi cũng có vai trò trong viêm túi thừa đại tràng. Ưu điểm nổi bật của phẫu thuật nội soi so với mổ mở là ít đau. Giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ, thời gian phục hồi nhanh hơn. Tỉ lệ tái phát, biến chứng và tử vong ngang bằng hoặc thấp hơn.
Biện pháp phòng ngừa bệnh
Khi túi thừa được hình thành nó sẽ tồn tại vĩnh viễn. Do đó không có phương pháp điều trị nào để phòng ngừa bệnh túi thừa. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn ngừa sự hình thành thêm túi thừa. Hoặc làm bệnh xấu hơn bằng các biện pháp bao gồm. Luyện tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp thúc đẩy chức năng bình thường của ruột và giảm áp lực bên trong ruột kết. Do đó, bác sĩ khuyên, mỗi người nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện thể lực. Phòng ngừa bệnh viêm túi thừa cũng như nhiều bệnh tật khác.
Ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ viêm túi thừa. Do đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Như trái cây, rau tươi và ngũ cốc để làm mềm chất thải và giúp chất thải đi qua ruột già nhanh hơn. Uống nhiều nước: Góp phần ngừa tình trạng táo bón. Tránh hút thuốc: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng. Hút thuốc có liên quan đến tăng nguy cơ viêm túi thừa. Không được trì hoãn việc đi đại tiện. Việc nhịn đại tiện khiến phân bị khô. Dồn tắc lại làm tăng áp lực trong ruột già gây ra nguy cơ mắc bệnh túi thừa.