Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh mà lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn bình thường, đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với người lớn tuổi, tiến triển chậm nhưng để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng: đột quỵ, mù lòa, nhồi máu cơ tim, suy thận, cắt cụt chi, chế độ ăn uống là vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều trị bệnh tiểu đường nhằm đảm bảo cung cấp đủ và cân đối về lượng và chất, và chất lượng của các thành phần trong thực phẩm để có thể điều chỉnh lượng đường trong máu hợp lý, duy trì cân nặng mong muốn, đảm bảo người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và làm việc cá nhân, chính vì lẽ đó hôm nay chuyên mục dinh dưỡng cho người lớn tuổi sẽ giúp mọi người biết nhiều hơn về điều này đấy nhé
Mục Lục
Chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho người đái tháo đường
Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng nhưng không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn và cũng không làm hạ đường huyết vì bữa ăn cách xa nhau
Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu cũng như khối lượng bữa ăn để cơ thể người cao tuổi thích nghi dần
Thực phẩm trong bữa ăn cần phù hợp với khả năng tài chính của người cao tuổi đái tháo đường, không phải là những thực phẩm đắt đỏ, khó mua, gười cao tuổi đái tháo đường không nên ăn các thực phẩm có chứa quá nhiều axit uric như các loại nội tạng, nước ninh xương, nước luộc thịt, tôm, cua, thịt đỏ
Cách chế biến thực phẩm cần đơn giản, không cầu kỳ, người cao tuổi có bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể tự mua thực phẩm và nấu ăn cho mình được
Bên cạnh đó, rất cần chú ý trọng việc duy trì cân nặng hợp lý, không làm tăng các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa Lipid máu
Người cao tuổi đái tháo đường. Cũng cần hoạt động thể lực bình thường hàng ngày để rèn luyện sức khỏe
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường hướng tới mục tiêu
huyết áp ở mức : ≤ 7,0% HbA1C (%), Glucose máu trước ăn 4,4 – 7,2 (mmol/l):; Glucose máu 2h sau ăn: < 10,0 (mmol/l)
Không bỏ bữa, đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng
- Cần duy trì tối thiểu 3 bữa ăn chính hàng ngày
- Số bữa ăn, khẩu phần ăn phụ thuộc thói quen ăn uống
- Phong tục tập quán và tình trạng bệnh lý của người bệnh
- Người cao tuổi đái tháo đường cần ăn thêm bữa phụ
- Nhất là đối với những người đang tiêm insulin
- Thuốc kích thích tụy tiết insulin (sau khi đã điều chỉnh liều thuốc)
Mức năng lượng của bữa phụ chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng số năng lượng của khẩu phần ăn cả ngày, ví dụ: 2-3 thìa sữa dành cho người bệnh đái tháo đường, hoặc 1 gói ngũ cốc ăn kiêng nhỏ
Nên sử dụng thực phẩm, hoa quả, các sản phẩm dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường có chỉ số tăng đường huyết thấp, mỗi loại thực phẩm khi ăn vào đều làm tăng đường huyết nhưng ở những mức độ khác nhau, khả năng làm tăng đường huyết của 1 loại thực phẩm gọi là chỉ số tăng đường huyết (Glycemic Index – GI), thực phẩm tăng đường huyết thấp là thực phẩm có chỉ số GI ≤ 55 %; trung bình: 56 – 69% và cao ≥ 70%
Thực phẩm dành cho người đái tháo đường
Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa, thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất
Người đái tháo đường nên ăn
Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ, được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào, các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm
- Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ
- Các loại đậu đỗ, được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ
- Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên
- Trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive
- Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình
- Thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn
- Nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo
- Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi
- Không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa
- Hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín
Người đái tháo đường nên kiêng
Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất. Người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
- Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch
- Không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm
- Kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga
- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả
- Bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh