Để cung cấp cho trẻ một loại thực phẩm có chưa nhiều axit béo, omega-3. Cũng như cung cấp cho trẻ chất đạm, vitamin D và các chất dinh dưỡng tuyệt vời khác. Có một loại cá có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sự phát triển của cơ thể đó chính là cá ngừ. Và trong loại cá ngừ này cũng chứa rất nhiều axit béo omega-3, chất đạm, vitamin D,… Tuy nhiên, thì bố mẹ nên cẩn trọng trong quá trình chế biến và cho con ăn cá ngừ. Nhiều bố mẹ đang rất băn khoăn ” Có nên cho trẻ ăn cá ngừ hay không?”
Cá ngừ là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều người vẫn đang rất băn khoăn có nên cho con ăn cá ngừ hay độ tuổi nào thì được ăn cá ngừ. Bởi loại thực phẩm này tuy tốt nhưng còn có chứa một số nguy cơ không tốt cho trẻ. Thông tin bài viết dưới đây fempride.com sẽ giúp cho các bố mẹ giải đáp các thắc mắc này.
Mục Lục
Các chất dinh dưỡng từ cá ngừ
Cá ngừ là một trong những loại hải sản chứa hàm lượng protein cao. Nhưng lại chứa ít calo và chất béo. Chính vì vậy, những món ăn được chế biến từ cá ngừ là món ăn lành mạnh. Và rất lý tưởng cho những ai muốn duy trì vóc dáng, muốn giảm cân. Trong thịt cá ngừ có chứa lượng vitamin B và các khoáng chất như selen, sắt, carbohydrate, canxi, cali, photpho. Những chất này có tác dụng ngăn ngừa một số các loại bệnh. Như: Xơ vữa động mạch, cải thiện trí nhớ, hạn chế nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên, đây là những lời khuyên của bác sĩ đối với người lớn. Vậy “trẻ em ăn cá ngừ có tốt không?”
Có nên cho trẻ ăn cá ngừ hay không?
Mặc dù cá ngừ cung cấp rất nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên hạn chế cho trẻ ăn cá ngừ. Hoặc những món ăn được chế biến từ loại cá này. Vì khi cho trẻ ăn cá ngừ có thể gây một số nguy cơ, bao gồm:
Thủy ngân
Một trong những lo lắng nhất khi cho con ăn cá ngừ là hàm lượng thủy ngân có trong cá. Thủy ngân là kim loại được tìm thấy tự nhiên và có mặt trong quá trình sản xuất công nghiệp. Các hạt hoặc thủy ngân trong không khí xâm nhập vào nước và tiếp xúc với vi khuẩn. Sẽ biến thành một chất mà cá sống trong nước đó có thể hấp thụ được. Cá ngừ là loại cá sống ở dưới biển sâu, vì vậy chúng chứa hàm lượng thuỷ cao. Khi con người tiếp xúc với thuỷ ngân sẽ làm ảnh đến sự phát triển của trí não và thần kinh. Vì vậy, một trong những lo lắng nhất khi cho trẻ ăn cá ngừ là hàm lượng thủy ngân có trong cá.
Bị dị ứng
Bất cứ khi nào bạn cho con ăn một loại thực phẩm mới. Hãy chú ý đến phản ứng dị ứng của con. Hầu hết các trường hợp dị ứng hải sản đều liên quan đến tôm, cua, ốc. Tuy nhiên, bạn cần biết các dấu hiệu dị ứng thực phẩm. Để có biện pháp điều trị nếu chẳng may cơ thể con không tiếp nhận cá. Đối với trẻ quá nhạy cảm, hoặc bị dị ứng với cá ngừ có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, chỉ cho trẻ ăn với một lượng nhỏ và theo dõi cơ thể trẻ xem có dấu hiệu của dị ứng thực phẩm xảy ra không. Nếu thấy có biểu hiện ngứa ngáy, mẩn ngứa ở trẻ thì tốt nhất nên ngừng lại.
Khi nào có thể cho trẻ ăn cá ngừ?
Nhiều ba mẹ khi nghe nói ăn cá ngừ hay ăn các thức ăn biển con dễ bị dị ứng. Thì nhất quyết không cho con ăn loại thức ăn này nữa. Để bảo vệ con an toàn tuyệt đối. Nhưng làm như thế có tốt cho con? Đối với trẻ nhỏ, không phải ở độ tuổi nào cũng có thể ăn cá ngừ. Trẻ có thể ăn cá ngừ khi trẻ bắt đầu quá trình ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Và chỉ được ăn với một lượng rất nhỏ, không quá 3 lần mỗi tuần. Hoặc để đảm bảo hơn bạn hãy cho trẻ ăn cá ngừ khi trẻ được hơn 1 tuổi.
Lưu ý khi cho trẻ ăn cá ngừ?
Để tránh tình trạng trẻ bị dị ứng với cá ngừ, khi cho trẻ ăn cá ngừ cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nên chọn mua cá ở những nơi uy tín, tươi ngon, có tem mác cẩn thận
- Không nên cho trẻ ăn cá ngừ quá nhiều. Nên bổ sung một lượng nhỏ để làm đa dạng món ăn (không ăn cá ngừ quá 3 lần/tuần). Và nên kết hợp với các loại rau, củ, quả.
- Trong cá ngừ có chất enzym và histamin, chất này được coi là chất độc của cá ngừ. Để loại bỏ chất này, trước khi chế biến nên chẻ đôi con cá theo đường xương. Sau đó cắt khúc khoảng 10cm, ướp 30 phút với gừng tươi (1kg cá ướp khoảng 50g gừng tươi) vừa. Để khử mùi tanh vừa giúp tiêu độc.
- Nếu trong gia đình bạn có thành viên bị dị ứng thực phẩm. Đặc biệt là dị ứng với cá, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định cho con ăn cá ngừ.
Tổng kết
Hy vọng những kiến thức trên đã giúp các mẹ trả lời được câu hỏi “Trẻ em ăn cá ngừ có tốt không?” hay “Trẻ bao nhiêu tuổi ăn được cá ngừ” và giúp các mẹ trở thành những người mẹ thông thái nhất. Bên cạnh đó, để giúp trẻ đạt được những cột mốc phát triển quan trọng. Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.