Chế độ dinh dưỡng thực sự đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Để có thể cung cấp đầy đủ năng lượng cũng như các dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, giúp cho các bé sẽ có sức đề kháng tốt nhất. Để giúp chống lại sự tấn công của nhiều loại tác nhân gây bệnh cho trẻ. Việc bố mẹ tập cho con những thói quen ăn uống tốt. Và chọn lựa cho con đươcn những loại thực phẩm cũng cấp đủ chất dinh dưỡng. Sẽ giúp cho trẻ tăng cường được hệ miễn dịch và là nền tảng sức khỏe cho tương lai sau này. Hãy cùng fempride.com tìm hiểu chế độ dinh dưỡng hợp lý tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ.
Mục Lục
Trẻ có nguy cơ hệ miễn dịch kém
Trẻ em trong những năm đầu hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Nên có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nhất là những trẻ có cơ địa miễn dịch kém. Trường hợp các bé có nguy cơ miễn dịch kém như:
- Sinh non (trước 37 tuần), sinh nhẹ cân (dưới 2,5kg)
- Không được bú sữa mẹ hay bú mẹ ít hơn 6 tháng
- Suy dinh dưỡng
- Bệnh bẩm sinh: suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, bệnh tim mạch,…
- Bệnh nền: hội chứng thận hư, đái tháo đường týp 1,…
- Thường xuyên dùng kháng sinh
- Thiếu ngủ và không được vận động ngoài trời, dưới ánh nắng mặt trời
Các nguyên tắc bố mẹ cần biết để cung cấp dinh dưỡng cho bé
Để tăng cường miễn dịch cho trẻ, ba mẹ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để nắm rõ các nguyên tắc dinh dưỡng. Bởi nếu áp dụng chế độ dinh dưỡng sai cách. Có thể khiến trẻ gặp phải một số rủi ro về sức khoẻ. Các bậc phụ huynh nên “nằm lòng” một số quy tắc chế độ dinh dưỡng cho bé dưới đây:
Nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm
Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng theo nhu cầu của mỗi lứa tuổi. Đa dạng thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm. Nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và chất khoáng. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm, vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, kẽm, sắt, selen, omega 3, probiotics… Là những chất dinh dưỡng tham gia vào các hoạt động của hệ thống miễn dịch, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Cung cấp đủ nước cho trẻ
Cung cấp đủ nước cho các bé để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho các hệ cơ quan. Nước giúp hệ thống nhầy ở đường hô hấp hoạt động tốt. Bảo vệ được tế bào ở các niêm mạc không bị tổn thương. Đồng thời, nước làm giảm khả năng kết dính của các tác nhân gây bệnh vào tế bào. Giúp hạn chế các vi khuẩn và virus xâm nhập vào hệ hô hấp. Thành phần này giúp các lông chuyển của đường hô hấp mềm mại. Có khả năng đào thải bớt các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Do đó rất quan trọng trọng việc phòng lây nhiễm virus.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong trường hợp trẻ bị mắc một bệnh nào đó chẳng hạn như bệnh về chuyển hóa, nhiễm khuẩn. Tình trạng suy dinh dưỡng hoặc trẻ mắc bệnh cấp tính đang trong giai đoạn hồi phục. Thì nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng lên nên cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến con trong giai đoạn này.
Một yếu tố vô cùng quan trọng khác đó là vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngay từ khi lựa chọn nguyên liệu, thực phẩm chế biến món ăn cho trẻ mẹ cũng cần phải lưu ý. Tốt nhất hãy lựa chọn những thực phẩm rõ nguồn gốc, an toàn với sức khỏe. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình từ chọn lựa nguồn thực phẩm- bảo quản- chế biến – trưng bày- bàn ăn. Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, ăn chín, uống sôi. Quá trình chế biến không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chế độ dinh dưỡng tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ
Tăng sức đề kháng cho trẻ là một trong những biện pháp hiệu quả nhất. Giúp bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường. Đặc biệt là trong tình hình dịch viêm phổi cấp Corona (COVID-19) đang diễn biến phức tạp. Dinh dưỡng cho bé ở từng giai đoạn sẽ thay đổi. Ba mẹ nên chú ý điều chỉnh lượng thức ăn cũng như các dưỡng chất cho phù hợp.
Con ở dưới 6 tháng tuổi
Ngoài kháng thể một cách “thụ động” do mẹ truyền sang nhau thai. Sau khi trẻ chào đời, sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng miễn dịch tốt nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có kháng thể giúp trẻ phòng chống bệnh tật. Đồng thời, sữa mẹ giúp hình thành và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ. Đặc biệt là miễn dịch đường tiêu hóa. Trẻ bú mẹ cũng ít bị các rối loạn chuyển hóa khi trưởng thành.
Vì vậy, trẻ cần được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau khi sinh. Bú theo nhu cầu, không cho ăn uống bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ. Khi trẻ bị ốm hoặc tiêm chủng vẫn cho bú bình thường. Ưu tiên sử dụng sữa mẹ nếu trẻ sinh quá non. Cân nặng lúc sinh dưới 1800 g, nhẹ cân so với tuổi thai, hay tốc độ tăng cân không đủ. Ba mẹ cần được tư vấn bởi bác sĩ dinh dưỡng. Để làm giàu các chất trong sữa mẹ cho phù hợp với nhu cầu cao hơn bình thường của trẻ sinh non. Cuối cùng, chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lí cho người mẹ khi nuôi con bằng sữa mẹ.
Con từ 6 – 9 tháng tuổi
Từ 6 tháng tuổi, trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều hơn. Trong khi lượng kháng thể được truyền qua sữa mẹ suy giảm, khiến trẻ dễ nhiễm bệnh hơn. Trẻ cần được tăng cường dinh dưỡng. Và hỗ trợ từ bên ngoài để phát triển và hoàn thiện hệ miễn dịch. Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này là: Ngoài sữa, bé cần được bổ sung thức ăn mềm. Tăng dần độ thô, độ cứng, độ đặc theo tuổi.
- Trẻ 6 – 7 tháng tuổi: sau khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn bổ sung. Thường bắt đầu bằng bột lỏng, từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc. Bổ sung thêm 1-2 lần nước hoa quả và duy trì bú mẹ 6-8 lần/ngày.
- Trẻ 8 – 9 tháng tuổi: trẻ đã có răng, cần tập cho trẻ phản xạ nhai. Vì vậy cần tập cho trẻ ăn bột đặc hơn và thô hơn. Các bé cần được tập ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên các bữa bột cần được thay đổi thực phẩm thường xuyên. Thức ăn nên được ăn cả cái để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là chất đạm, chất xơ, các vitamin và các chất khoáng. Có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Trẻ sơ sinh bú mẹ 5-6 lần/ ngày, 2- 3 bữa bột đặc 10% (200 ml/ bữa với cá/ thịt/ trứng: 20-25 g/ bữa; rau xanh: 10-20 g/ bữa, dầu/ mỡ: 7-10 ml/ bữa). Bổ sung thêm 1-2 bữa quả nghiền, sữa chua, phô mai.
Con từ 10 – 36 tháng tuổi
- Bé 10 – 12 tháng tuổi có thể ăn thô tốt hơn, chuyển sang chế độ cháo. Tiếp tục bú mẹ 4-5 lần/ ngày, 3-4 bữa cháo (cá, thịt, trứng: 20-25 g; rau xanh: 20g/ bữa, dầu, mỡ: 7-10 ml/bữa). Bổ sung 1-2 bữa quả chín, sữa chua, phô mai.
- Các con 13 – 24 tháng tuổi vừa bú mẹ vừa 3-4 bữa cháo đặc (200-250 ml/ bữa). Sau 18 tháng tuổi, trẻ có thể tập ăn cơm nát, bổ sung 1-2 bữa quả chín cắt lát mỏng, sữa chua, phô mai.
- Trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi sẽ ăn 3 bữa cơm chính cùng gia đình. Mỗi bữa ăn bao gồm 30-40 g thực phẩm giàu đạm, 25-30 g rau lá, rau củ quả. Bữa phụ của bé có thể ăn trái cây/ quả chín, sữa và chế phẩm sữa.
Con từ 3 đến 5 tuổi
Lúc này, trẻ đã bắt đầu ăn cùng với gia đình: 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Lượng thực phẩm khuyến nghị cho 1 ngày để tăng cường miễn dịch cho trẻ như sau:
- Ngũ cốc, khoai củ và các sản phẩm chế biến: trung bình 5-6 đơn vị ngũ cốc, khoai củ (1 đơn vị tương ứng 20g carbohydrate =1/2 chén cơm/bún/ phở/… = 1 củ khoai nhỏ 100g) trong một ngày.
- Rau lá, rau củ: 2 đơn vị rau lá, rau củ (1 đơn vị=80g) một ngày, ăn đa dạng các loại rau, củ
- Trái cây/quả chín: 2 đơn vị trái cây/quả chín (1 đơn vị=80g) một ngày. Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại trái cây chín.
- Chất đạm: 3,5 đơn vị thịt, thủy sản, trứng và các loại hạt giàu đạm một ngày (1 đơn vị tương ứng 7g protein = 35-45g thịt/ cá/ trứng/hải sản/…) Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu đạm, cần cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật.
- Sữa và chế phẩm sữa: có thể sử dụng 4 đơn vị sữa và chế phẩm sữa (1 đơn vị tương ứng 100mg canxi =100ml sữa = 1 hủ yaourt = 1 viên phô mai 15g) một ngày. Nên phối hợp 3 loại sữa/ chế phẩm từ sữa trong ngày để tối ưu hóa thành phần dinh dưỡng, ví dụ: 1 hộp sữa chua, 1 miếng phô mai và 300 ml sữa.
- Dầu mỡ: sử dụng dưới 5 đơn vị ăn dầu/mỡ một ngày (< 25ml/ngày).
- Đường: sử dụng không quá dưới 3 đơn vị một ngày (< 15g đường).
- Muối: nêm nhạt, không quá 3g/ngày.
Thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Các chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch của cơ thể là: chất đạm, vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, selen, sắt, kẽm, flavonoid và omega 3.
- Chất đạm: cần phối hợp cả thức ăn cung cấp đạm động vật và thực vật (các loại đậu, đỗ hạt).
- Vitamin A và Beta-carotene có nhiều trong thịt, cá, trứng, gan, sữa, súp lơ xanh, rau chân vịt, khoai lang nghệ, bí ngô, cà rốt, cam, xoài chín, gấc…
- Vitamin C có trong các loại rau và trái cây tươi: súp lơ, ớt ngọt, cà chua, bưởi, cam, quýt, kiwi, táo, nho…
- Vitamin E được tìm thấy trong giá đỗ, rau mầm, hạt hướng dương, sản phẩm từ đậu nành, lúa mì…
- Vitamin D có trong gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản… Tuy nhiên vitamin D qua thực phẩm đáp ứng chỉ 20% nhu cầu, nên cần cho trẻ tiếp xúc nắng sớm từ 15-30 phút mỗi ngày.
- Selen được tìm thấy trong gạo nâu, gạo mầm, rong biển, cá, tôm, hải sản…
- Sắt: có trong thịt, cá, gan, trứng, rau xanh, đậu đỗ… Sắt từ nguồn động vật sẽ dễ hấp thu hơn sắt nguồn thực vật.
- Kẽm có nhiều trong hàu, cá, hải sản, thịt gia cầm…
- Flavonoid có nhiều trong các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, nho, táo, cherry, black beri; quả mâm xôi, dâu tây, trà xanh, rượu vang đỏ…
- Omega 3 có trong các sản phẩm: dầu cá, dầu gan cá, cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu và một số loại hạt…
Một số biện pháp khác giúp con có hệ miễn dịch khỏe mạnh
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để hỗ trợ và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ:
- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống để tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng cách: chăm sóc răng miệng, mũi họng hàng ngày và thường xuyên lau dọn, sát khuẩn đồ chơi của trẻ
- Khuyến khích trẻ em thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, tránh xa những người bị bệnh và hạn chế đến nơi đông người.
- Cho bé ngủ sớm trước 21 giờ mỗi ngày và ngủ 12-14 tiếng/ngày đối với trẻ độ tuổi mẫu giáo
- Giúp trẻ em tăng cường hoạt động thể lực, nhất là những nơi có môi trường trong lành, phơi nắng 20 phút vào mỗi buổi sáng. Tránh xa khu vực nhiều tiếng ồn và khói thuốc.
- Khi các bé bị bệnh, phụ huynh không được dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ để tránh bị “nhờn” thuốc. Điều này khiến việc chữa bệnh ngày một khó khăn.
- Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ theo lịch để cơ thể có kháng thể chống lại bệnh tật, nhất là các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não, viêm não, thủy đậu, sởi, quai bị,….
Tổng kết
Từ khi bắt đầu cai sữa, lượng kháng thể trẻ nhận từ mẹ ngày càng giảm. Trong khi hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Phải đến khi 3-4 tuổi, hệ thống này mới dần sản xuất đầy đủ các kháng thể chống tác nhân gây bệnh nhiễm trùng. Do đó, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm là rất quan trọng. Trẻ có khỏe mạnh, phát triển tốt về thể chất và trí tuệ hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc mẹ giúp bé bảo vệ hệ miễn dịch trong giai đoạn này. Dinh dưỡng cho bé ở mỗi giai đoạn đều rất quan trọng. Bởi nó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ nhỏ. Do đó, các bậc phụ huynh không nên chủ quan, lơ là trong từng bữa ăn, giấc ngủ của các con