Bệnh động mạch vành (ĐMV) là một trong những bệnh lý nguy hiểm dẫn đến tử vong hàng đầu thế giới. ĐMV là bộ phận quan trọng bao gồm hệ thống các mạch máu để dẫn máu đi nuôi trái tim. Nó được ví như là một hệ thống ống nước dẫn nước đến cung cấp cho địa điểm nào đó. Do đó khi hệ thống ĐMV xảy ra trục trặc thì bạn cũng hình dung ra điều tồi tệ gì rồi đó. Lúc này tim sẽ không đủ máu để nuôi dưỡng, bị tổn thương, thậm chí là cơ tim bị chết. Để phòng tránh căn bệnh này bạn cần có kiến thức đầy đủ và tất cả sẽ có chi tiết trong bài viết sau đây của chúng tôi.
Mục Lục
Tìm hiểu về bệnh động mạch vành
Tất cả các bộ phận trong cơ thể con người đều có thể bị bệnh. ĐMV cũng không nằm ngoài quy luật này. Khoa học ghi nhận, ĐMV có thể bị viêm (như bệnh Kawasaki ở trẻ em), có thể bị xơ hóa (như trong xơ hóa động mạch vành do tia xạ), nhưng dạng bệnh động mạch vành hay bị nhất là xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch là một quá trình tích tụ các hạt cholesterol trong thành của động mạch, tạo ra các mảng xơ vữa động mạch. Các mảng này lớn dần theo thời gian, gây hẹp lòng ĐMV; làm tắc ĐMV một cách cấp tính.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Như đã nêu ở trên, khi lòng ĐMV bị hẹp hoặc động mạch vành bị tắc sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nuôi cơ tim. Tùy theo tình trạng thiếu máu cơ tim ít hay nhiều. Ngắn hay dài, cấp tính hay mạn tính, mà có thể dẫn đến những hậu quả khác nhau cho người bị bệnh ĐMV.
Nếu tình trạng hẹp lòng ĐMV khá nhiều và cố định sẽ gây ra hậu quả cho người bệnh. Cụ thể: bị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn, biểu hiện là đau thắt ngực ổn định, mạn tính. Giới y khoa có tên gọi mới nhất cho dạng bệnh này là Hội chứng ĐMV mạn. Người bệnh sẽ bị đau thắt ngực khi gắng sức. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, nếu để tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính này kéo dài sẽ có nguy cơ bị suy tim hoặc nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp.
Nếu có tình trạng vỡ mảng xơ vữa của thành ĐMV sẽ gây ra hiện tượng tạo cục máu đông tại nơi vỡ và gây hẹp tiến triển hoặc tắc luôn lòng ĐMV. Nếu tình trạng tắc nghẽn lòng ĐMV xảy ra thì tế bào cơ tim sẽ bị chết do không có máu từ ĐMV đến nuôi. Tình trạng này được gọi là nhồi máu cơ tim cấp. Nhồi máu cơ tim cấp sẽ dẫn đến tử vong và suy tim sau nhồi máu cơ tim.
Một trong bệnh gây tử vong hàng đầu
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thực hiện vào năm 2005. Trên thế giới trong năm 2002 có 17 triệu người tử vong do bệnh tim mạch. Dự đoán số này là 20 triệu vào năm 2020 và 24 triệu vào năm 2030. Trong số tử vong do bệnh tim mạch thì số tử vong do bệnh ĐMV và đột quỵ chiếm tỷ lệ cao nhất.
Số liệu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Hoa Kỳ (báo cáo năm 2019) cho biết. Bệnh ĐMV là dạng bệnh tim mạch phổ biến nhất và gây tử vong nhiều nhất. Bệnh này đã gây tử vong cho 365.914 người trong năm 2017. Tính trung bình, mỗi ngày ở Hoa Kỳ có 1.000 người tử vong do bệnh ĐMV.
Con số đáng báo động
Cũng theo thống kê của WHO, trong những năm gần đây. Tỷ lệ 80% về bệnh tim mạch sẽ là gánh nặng của các quốc gia có mức thu nhập thấp đến trung bình. Việt Nam chúng ta hiện chưa có thống kê chính thức. Nhưng theo ý kiến cá nhân thì dạng bệnh này đang tăng lên nhanh chóng. Thống kê của WHO cho biết, trong năm 2017, Việt Nam có 58.452 người bệnh tử vong do bệnh ĐMV. Như vậy, trung bình mỗi ngày có 160 trường hợp tử vong do bệnh ĐMV ở Việt Nam.
Bệnh ĐMV là một dạng bệnh rất phổ biến và rất nguy hiểm. Tuy đã có nhiều tiến bộ trong phòng ngừa và điều trị. Nhưng đây vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu học tập, phổ biến kiến thức về phòng bệnh nhiều hơn nữa. Để có thể góp phần làm giảm số người tử vong do bệnh này gây ra.
Phòng ngừa bệnh động mạch vành
Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh động mạch vành tốt hơn. Theo đó, người bệnh nên: Bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia. Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… Và giảm ăn mặn, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, ngồi thiền… đều đặn 30 phút mỗi ngày. Nếu thừa cân, béo phì, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để giảm cân về số cân nặng lý tưởng. Thư giãn, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài.
Theo dõi và điều trị triệt để các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu. Tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần dự phòng tái phát bệnh. Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường ở tim. Cũng như những căn nguyên tiềm ẩn gây bệnh tim mạch vành. Chẩn đoán sớm bệnh và chữa trị ngay từ đầu không chỉ tăng khả năng hồi phục. Tránh bệnh tiến triển nặng mà còn tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian điều trị.