Những điều mà bậc phụ huynh cần biết về bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Sởi là bệnh rất dễ lây lan và rất dễ bùng phát thành dịch. Bệnh này phổ biến hơn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây thành dịch và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi. Khi bệnh không được điều trị đúng cách, người bệnh rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Điều đáng lo ngại là hiện nay bệnh sởi không chỉ xảy ra ở trẻ em, trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng mà cả người lớn. Cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để biết cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ nhỏ nhé.

Đường lây truyền bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Đường lây truyền bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Bệnh sởi thời lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp

Bệnh sởi lây qua đường hô hấp: Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện.

Bệnh sởi lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện: Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại…Khi người không mắc bệnh sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, sẽ bị lây bệnh

Lây gián tiếp: Trường hợp này ít gặp bởi virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.

Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da. Khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.

Bệnh có biểu hiện ra sao?

Biểu hiện chính là sốt, phát ban. Trẻ thường sốt cao, khi sốt giảm sẽ xuất hiện ban dạng sẩn ( gồ lên mặt da ) ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực bụng và toàn thân.Sau 7-10 ngày, ban biến mất theo thứ tự đã nổi trên da và để lại những vết thâm thường gọi là ” vằn da hổ”. Một số biểu hiện kèm theo: chảy nước mũi, ho, đỏ mắt, tiêu chảy…

Những biến chứng của bệnh để lại

  • Viêm tai giữa cấp.
  • Viêm phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong.
  • Viêm não.
  • Tiêu chảy và ói mửa.
  • Mờ hoặc loét giác mạc, có thể mù lòa.
  • Suy dinh dưỡng nặng

Cách xử lý khi bị bệnh sởi

Cách xử lý khi bị bệnh sởi
Cha mẹ cần biết cách xử lý bệnh sởi để không gây ra những nguy hiểm nghiêm trọn cho trẻ
  • Cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành
  • Đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời
  • Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường thức ăn giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ
  • Cho trẻ uống nhiều nước ( dung dịch Oresol, nước ép quả tươi, nước lọc…), đặc biệt khi trẻ sốt cao, tiêu chảy
  • Vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể cho trẻ; tăng cường dinh dưỡng cho trẻ để hạn chế các biến chứng của sởi. Không nên kiêng tắm, kiêng gió vì sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ

  • Cách tốt nhất đề phòng ngừa bệnh sởi là tiêm đầy đủ và đúng lịch: 2 mũi cho trẻ độ tuổi tiêm chủng, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng.
  • Áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện.
  • Cần thường xuyên rửa tay bằng các loại thuốc sát trùng nhất là khi vào môi trường bệnh viện.
  • Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2 lít mỗi ngày).
  • Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều Vitamin A như cà rốt, các loại rau xanh thẫm và các loại quả có màu vàng, màu da cam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *