Tìm hiểu và khám phá nét đẹp văn hóa miền Trung

Trải dài trên mảnh đất hình chữ S là 3 vùng miền Bắc – Trung – Nam mang những vẻ đẹp khác nhau. Mỗi một vùng đất đều có một màu sắc riêng biệt khác nhau. Khi đến với miền Trung bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt về văn hóa nơi đây so với văn hóa của miền Bắc và văn hóa miền Nam. Không chỉ thế khi tới miền Trung bạn sẽ được trải nghiệm những lễ hội độc đáo ở nơi này. Cùng với đó sẽ được thưởng thức những món ăn ngon đặc trưng của vùng miền nơi đây mà không nơi nào có được. Sau đây hãy cùng chúng tôi khám phá về những nét văn hóa truyền thống nổi bật của niềm Trung qua bài viết dưới đây nhé.

Đôi nét về miền trung

Miền Trung còn gọi là Trung Bộ, nằm ở phần giữa lãnh thổ. Và là một trong ba vùng chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam. Lịch sử Trung Bộ được gọi bằng các tên khác nhau. Như Trung Kỳ (thời thuộc Pháp). An Nam (theo cách người Pháp gọi). Và Trung phần (thời Việt Nam Cộng hoà).

Đôi nét về miền Trung
Miền Trung còn gọi là Trung Bộ, nằm ở phần giữa lãnh thổ và là một trong ba vùng chính của Việt Nam

Trải qua những tiến trình lịch sử. Vùng Trung Bộ được xem như trạm trung chuyển. Đất dừng chân khi người Việt cổ di cư về phía Nam. Tên gọi Trung Bộ được dùng sau khi vua Bảo Đại thành lập cơ quan hành chính cấp vùng cao hơn tỉnh vào năm 1945. Thay cho tên gọi Trung Kỳ gợi nhớ thời kỳ bị Pháp đô hộ. Và còn được các tài liệu chính thức của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng. Tên gọi này cũng được nhiều người sử dụng cho đến ngày nay

Miền Trung có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ. Phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ. Phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tâ. Và sườn bờ biển phía Đông. Vùng có chiều ngang theo hướng Đông – Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50km). Và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Ẩm thực miền Trung

Du lịch qua từng nơi nhưng chỉ khi thưởng thức ẩm thực của mỗi vùng.Du khách mới cảm nhận rõ sự khác biệt đầy tinh tế. Góp phần tạo nên bản sắc riêng cho nền ẩm thực Việt. Những món ăn Việt Nam luôn được đánh giá là vô cùng đa dạng, phong phú. Từ Bắc chí Nam, mỗi một vùng miền đều có những đặc sản riêng, phong phú, hài hòa âm dương.

Có thể nhận thấy rằng ẩm thực chính là một phần quan trọng. Giúp đem lại sự khác biệt và ấn tượng cho văn hóa miền Trung nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Ẩm thực miền Trung tương đối cầu kỳ. Chú trọng từ hình thức, cách trình bày cho đến tên gọi món ăn. Điển hình là Huế – nơi được xem là cái nôi của ẩm thực miền Trung.

Ẩm thực miền Trung
Ẩm thực miền Trung tương đối cầu kỳ, chú trọng từ hình thức, cách trình bày cho đến tên gọi món ăn

Văn hóa ẩm thực ở Huế được chia ra làm hai loại khác nhau là ẩm thực Cung đình và ẩm thực dân Dân gian. Dù là cao lương mỹ vị hay dân dã mộc mạc. Thì đều làm say lòng thực khách ngay từ lần thưởng thức đầu tiên. Một số món ăn đặc sản của miền Trung. Được nhiều du khách yêu thức như mì quảng, cao lầu, bánh bèo, bún bò Huế, bánh bột lọc, chả ram.

Phong tục tập quán ở miền Trung

Bên cạnh nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn hấp dẫn du khách ngay. Từ lần đầu thưởng thức thì phong tục tập quán. Cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự độc đáo cho văn hóa miền Trung. Giống như miền Bắc hay Nam. Những phong tục ở miền Trung được thể hiện rõ nét qua dịp Tết Nguyên Đán.

Ở miền Trung, trên bàn thờ tổ tiên hay trong mâm cỗ đầu xuân. Bánh tét luôn bày tỏ hồn quê, là nhịp cầu gắn kết con cháu với tổ tiên. Và cũng là sợi tình kéo người thêm bền chặt. Về mâm ngũ quả thì người dân nơi đây không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mà chủ yếu dựa vào sự thành tâm dâng kính tổ tiên.

Phong tục miền Trung
Theo phong tục miền Trung trên bàn thờ tổ tiên hay trong mâm cỗ đầu xuân luôn phải có bánh tét

Lễ hội miền Trung

Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa vô cùng đặc sắc, phong phú mang những hương vị đặc trưng riêng của từng vùng miền từ Bắc, Trung, Nam. Nếu như miền Bắc thu hút đông đảo du khách tham gia với lễ hội chùa Hương đầu năm thì miền Trung lại tạo được ấn tượng mạnh mẽ với mọi người thông qua lễ hội Cầu Ngư.

Đây là một lễ hội đã làm nên bản sắc riêng biệt cho văn hóa miền Trung với những nghi lễ đặc trưng, độc đáo mà không một nơi nào trên đất nước Việt Nam có được. Lễ hội Cầu Ngư không chỉ là một phong tục tập quán mà còn được xem như nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của các ngư dân làng chài Việt Nam. Bên cạnh đó, những lễ hội đặc sắc khác ở miền Trung có thể kể đến như lễ hội Lam Kinh, lễ hội Dinh Thầy Thím.

Kết luận

Bài viết trên đây mình vừa giới thiệu sơ lược tới các bạn văn hóa miền Trung. Và đôi nét về những lễ hội, con người, và ẩm thực đặc trưng ở miền Trung. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về đôi nét đặc trưng về miền trung thân yêu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *