Tham khảo các cách phòng trào ngược dạ dày cho trẻ

Các ông bố bà mẹ ai chẳng muốn con mình có thể ăn mau chóng lớn. Bữa ăn của trẻ sơ sinh đa phần đều là sữa, có thể là sữa mẹ thì càng tốt, hoặc không thì sẽ là sữa bột. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vô cùng yếu, chưa thể tiêu hóa được các loại thức ăn khác. Sữa mẹ là chất lỏng tiệt trùng, vô cùng tốt đối với trẻ sơ sinh đang còn quá yếu. Thế nhưng vẫn có một số trường hợp đặc biệt khiến cho trẻ tiêu hóa sữa mẹ cũng vô cùng khó khăn. Chứng bệnh trào ngược ở trẻ vô cùng dễ gặp, căn bệnh này sẽ khiến trẻ dễ bị nôn ói sau khi vừa măm xong. Vậy làm sao để có thể phòng trào ngược cho trẻ?

Bệnh trào ngược dạ dày khiến trẻ khó chịu

Bệnh trào ngược dạ dày không phải là một tình trạng quá nguy hiểm. Tuy nhiên nó sẽ dễ khiến con trẻ cảm thấy khó chịu và vất vả cho cha mẹ rất nhiều. Phòng bệnh trào ngược dạ dày cho trẻ không chỉ giúp trẻ có thể ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt hơn mà ba mẹ cũng sẽ bớt lo lắng hơn cho con.

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là một vấn đề phổ biến và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được khắc phục hợp lý, tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Bao gồm bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, chúng tôi cho rằng phụ huynh và người chăm sóc cần biết một số thông tin về cách phòng chống trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Trẻ bị trào ngược
Trào ngược dạ dày sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu

Phương pháp phòng bệnh trào ngược dạ dày cho trẻ

Trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, hãy đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bên cạnh chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, người chăm sóc có thể tham khảo một số cách phòng chống trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh, như sau:

Ba mẹ hãy giữ bé ở tư thế đứng sau khi ăn

Giữ trẻ ở tư thế đứng thẳng trong khi cho ăn và sau khi ăn trong ít nhất 30 phút. Điều này có thể giúp thức ăn di chuyển xuống dạ dày dễ dàng hơn và giảm nguy cơ trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, trong lúc bế bé hãy đảm bảo là bụng bé không bị chèn ép. Điều này có thể ngăn cản đường di chuyển của thức ăn và làm tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng.

Giữ cho bé ngủ đúng tư thế

Để bé ngủ trên một mặt phẳng chắc chắn; đảm bảo khu vực giường ngủ không có chăn gối dày, đồ chơi và thú nhồi bông. Một số bác sĩ có thể đề nghị nâng đầu giường cũi của bé. Điều này sẽ giúp dạ dày của bé thẳng và hoạt động đúng cách. Ngoài ra, tránh việc cho bé nằm ngủ trên xe ô tô hoặc các phương tiện vận chuyển khác. Nhiều nghiên cứu cho biết, việc ngủ khi đang di chuyển có thể làm tăng nguy cơ ợ nóng và trào ngược dạ dày của bé.

Chia thành nhiều bữa cho trẻ

Cho bé bú sữa
Chia thành nhiều bữa cho trẻ và giữ bé đứng sau khi bú xong

Bé sẽ dễ bị trào ngược khi dạ dày quá đầy. Do đó, thay vì cho bé ăn một bữa nó, hãy tăng tần suất cho ăn và giảm số lượng thức ăn trong mỗi lần. Ăn một lượng thức ăn vừa đủ sẽ ít gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới (LES). Điều này có thể ngăn thức ăn trào ngược trở lại thực quản. Do đó, hãy cho bé ăn theo nhu cầu hoặc bất cứ khi nào bé của bạn đói; không nên ép bé ăn quá no. Bé bú sữa mẹ thường ít bị trào ngược hơn trẻ bú sữa công thức. Do đó, nếu có thể hãy nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu trẻ bú sữa công thức; người chăm sóc có thể cân nhắc thay đổi loại sữa để cải thiện tình trạng trào ngược.

Sử dụng ngũ cốc và gạo để cho bé ăn

Nếu bé đã ăn dặm, ngũ cốc và gạo có thể là một lựa chọn phù hợp. Độ tuổi ăn dặm thích hợp thường là sau 4 – 6 tháng, không nên cho bé ăn dặm sớm hơn. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm; hãy bắt đầu bằng một lượng nhỏ (khoảng một muỗng cà phê). Ngoài ra, có thể xay nhuyễn gạo, nấu chín và cho vào sữa của bé để tăng lượng thức ăn đặc.

Người mẹ cũng cần thây đổi chế độ ăn

Một số loại thức ăn nhất định như Cafein, Chocolate và tỏi có thể tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Vì vậy nếu đang cho con bú, người phụ nữ nên cân nhắc cắt bỏ những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống. Ngoài ra, không sử dụng sữa hoặc trứng; cũng có thể góp phần ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.

Cho trẻ ợ sau khi ăn xong và giữ cho bé yên tĩnh

Em bé
Để bé yên tĩnh sau khi ăn xong

Ợ hơi là một dấu hiệu cho thấy bé đã hấp thụ được thức ăn và đẩy không khí dư thừa ra khỏi dạ dày. Điều này đặc biệt cần thiết đối với trẻ bú bình. Thường xuyên giúp bé ợ hơi, đặc biệt là sau khi trẻ bú hoặc rời miệng khỏi núm vú. Sau khi ăn hoặc bú giữ bé nghỉ ngơi và tránh hoạt động mạnh. Những đứa trẻ lo lắng hoặc bị kích thích quá mức cũng có nguy cơ trào ngược tương đối cao. Do đó, cố gắng giữ bé yên tĩnh, thư giãn ít nhất là 30 phút sau khi ăn.

Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể khuyên dùng một số thuốc như Prilosec để làm giảm axit dạ dày nếu bé có các triệu chứng trào ngược nghiêm trọng như nghẹt thở và ho. Tuy nhiên, giảm axit dạ dày cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng; vì axit có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại ở đường ruột. Vì vậy những thuốc giảm axit dạ dày chỉ nên được sử dụng với sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Tiến hành phẫu thuật

Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết cho trẻ sơ sinh bị trào ngược nghiêm trọng. Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật người chăm sóc cần trao đổi với bác sĩ phẫu thuật nhi khoa; để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể. Trào ngược axit ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến và có thể phòng ngừa được. Thay đổi phong cách sống có thể hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược. Trao đổi với bác sĩ nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng để tìm được biện pháp phòng ngừa phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *